Mặc dù hoả hoạn cháy nổ xảy ra liên tục nhưng không phải ai cũng biết những kiến thức về vấn vấn đề này. Đó là lý do chúng tôi tổng hợp bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn những khái niệm và đám cháy. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Khái niệm về sự cháy
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
– Có phản ứng hóa học
– Có tỏa nhiệt
– Phát ra ánh sáng.
Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.
Khái niệm về đám cháy: Đám cháy là sự cháy xảy ra ngòi sự kiểm soát của con người, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản.
Nguyên nhân gây cháy:
- Nguyên nhân chủ quan:
- Sử dụng lửa không đúng cách.
- Chập điện.
- Hút thuốc lá không đúng nơi quy định.
- Sự cố trong quá trình sản xuất.
- Nguyên nhân khách quan:
- Sét đánh.
- Tự bốc cháy.
Tác hại của cháy nổ:
- Gây thiệt hại về người: Cháy nổ có thể gây bỏng, ngạt khói, thậm chí tử vong.
- Gây thiệt hại về tài sản: Cháy nổ làm hư hỏng nhà cửa, tài sản, gây thiệt hại kinh tế lớn.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Cháy nổ thải ra nhiều khí độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
Khái niệm về nổ
Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.
– Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp ực khác…)
1. https://pccchanoi.com/mat-na-phong-chay
2. https://pccchanoi.com/cac-loai-binh-chua-chay-pho-bien-hien-nay
3. https://pccchanoi.com/dem-hoi-cuu-ho
4. https://pccchanoi.com/cach-xu-ly-khi-gap-hoa-hoan-ma-ban-nen-biet
5. https://pccchanoi.com/an-toan-phong-chong-chay-khi-sac-xe-dien
– Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
Dấu hiệu nhận biết đám cháy
Thường có 3 dấu hiệu cơ bản để nhận biết được đám cháy.
– Mùi vị: sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất chý tạo nên, do đó sản phẩm cháy của chất nào thì mang mùi vị đặc trưng của chất đó.
– Khói: khói là sản phẩm của sự cháy, sinh ra từ các chất cháy khác nhau nên có màu sắc khác nhau màu sắc của khói phụ htuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.
– Ánh lửa và tiếng nổ là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được cháy. Hoặc sự cháy xảy ra gây nổ và phát hiện được cháy.
– Từ các dấu hiệu của đám cháy giúp ta phát hiện được đám cháy phán đoán được loại chất cháy để có biện pháp sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật chữa cháy cho phù hợp đạt hiệu quả cao.
Phân loại đám cháy
Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành các loại như sau:
– Class A: Chất cháy rắn: Ký hiệu A, chất cháy rắn với quá trình cháy âm ĩ gọi là A1: gỗ, giấy, cỏ khô, rơm, rạ, than, sản phẩm dệt, ngược lại chất cháy với quá trình cháy không âm ĩ gọi là A2: chất dẻo
– Class B:Chất cháy lỏng: Ký hiệu B, gồm 2 nhóm: chất lỏng không tan trong nước: xăng, ete, dầu mỏ….Chất cháy lỏng hòa tan trong nước: rượu, metanol, glyxerin…
– Class C: Chất cháy khí: Ký hiệu C: metan, hydro…
1. https://pccchanoi.com/top-9-nguyen-nhan-gay-chay-no-va-cach-phong-chong
2. https://pccchanoi.com/dem-hoi-cuu-ho
3. https://pccchanoi.com/nhung-vat-dung-nen-co-trong-nha-de-phong-chay-chua-chay
4. https://pccchanoi.com/an-toan-phong-chong-chay-khi-sac-xe-dien
– Class D: Chất cháy kim loại: Ký hiệu D: gồm 3 nhóm: kim loại nhẹ, kim loại kiềm, các hợp chất kim loại….
– Class E : Cháy điện: Ký hiệu E đám cháy từ các thiết bị điện, tia lửa điện, linh kiện máy móc…
– Class F (Mỹ là Class K): đám cháy bắt nguồn từ nhà bếp từ các chất như dầu, mỡ….
Ký hiệu phân loại đám cháy
Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương tiện chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).
Từ việc phân loại đám cháy trên bạn hoàn toàn có thể từ đó mà lựa chọn theo thông số để chọn ra những bình chữa cháy tốt nhất, phù hợp nhất cho gia đình, cửa hàng, khu nhà xưởng của bạn từ những bình chữa cháy CO2, bột ABC, BC nhất là những bình chữa cháy tự động đang có trên thị trường hiện nay. giúp cho việc bảo đảm PCCC được đảm bảo tốt hơn, hợp lý hơn.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy:
- Phòng cháy:
- Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên.
- Không để chất dễ cháy gần nguồn nhiệt.
- Trang bị bình chữa cháy tại các vị trí dễ cháy.
- Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy.
- Chữa cháy:
- Cảnh báo mọi người xung quanh.
- Sử dụng bình chữa cháy phù hợp với loại đám cháy.
- Gọi lực lượng cứu hỏa.
Lưu ý: Khi phát hiện cháy, cần bình tĩnh, báo động và thực hiện các biện pháp sơ tán an toàn. Tuyệt đối không được hoảng loạn hoặc cố gắng dập tắt đám cháy quá lớn bằng các phương tiện cá nhân.
Cháy nổ là một hiểm họa luôn rình rập, gây ra những hậu quả khôn lường. Nguyên nhân gây cháy nổ đa dạng, từ sự cố kỹ thuật, sơ suất trong sản xuất đến các hành vi cố ý. Để hạn chế tối đa thiệt hại, mỗi cá nhân và cộng đồng cần nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện, gas. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.